Hiển thị các bài đăng có nhãn Ký ức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ký ức. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017
Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016
Tết ơi!
Bạch Trầm
(Dũng Lâm ơi , bỏ qua bài này là uổng lắm nhe. Vì nó giống y hệt suy nghĩ của đám mình - Bạch Yến)
(Dũng Lâm ơi , bỏ qua bài này là uổng lắm nhe. Vì nó giống y hệt suy nghĩ của đám mình - Bạch Yến)
Ngày xưa...Lại ngày xưa nữa rồi. Thôi thì hồi nhỏ...
Không chờ bước qua tháng chạp khi xấp lịch trên tường còn mỏng lét mới nhớ ra gần tết. Với tôi, tết từ hôm ông ngoại đem về nửa cây vải mua ở tiệm Chà Và ở đường Quang Trung, bà ngoại dẫn tụi tôi lên cô thợ may đầu đường may cho mỗi đứa một bộ, giống nhau từ vải đến kiểu. May sớm cho rẻ và sợ gần tết thợ may không nhận. Đồ tết dài và rộng để còn mặc cả năm. Cả bà ngoại và cô thợ may đều bảo thế.
Rồi một ngày đầu tháng chạp, trời tự nhiên mưa lất phất, đang se lạnh chuyển sang ấm áp. Ông ngoại nói : "Mưa lập xuân". Hàng mai ngoài sân nhú những chồi nụ nhòn nhọn xanh xanh (hàng mai này gần bằng tuổi tôi, cậu ba của tôi quen một cô tên Mai nên bứng trên rừng đem về trồng . Duyên nợ không thành hàng mai trở thành kỷ niệm. Bây giờ nhà đất bán dần chỉ còn một cây, mới biết cây cũng thăng trầm như người). Cả nhà lặt lá mai hết hai ngày. Tụi tôi lăng xăng hốt lá, quét sân, rượt đuổi nhau lăn lộn trên đống lá, làm ít chơi nhiều. Mai được tuốt lá xong trông tinh tươm và đẹp hẳn ra. Trời đất còn đợi tết huống chi người!
Thú vị nhất là được theo bà ngoại đi chợ. Đông đứa nên phải bốc thăm, sau này mới biết thăm toàn ghi tên tôi, có lẽ vì thương con nhỏ xa mẹ nhiều nhất chứ không phải vì nó " nhu mì" hơn các chị em của nó. Đi chợ chỉ có nhiệm vụ đứng coi giỏ. Coi giỏ gì! Tôi chạy tới chạy lui ngó ngang ngó dọc mấy hàng bánh mứt đỏ xanh, nhất là chỗ vừa bán vừa la vừa diễn hề, xiếc, ảo thuật, lâu lâu liếc cái giỏ một cái mà chưa bị mất thứ gì. Về được đi xích lô bước xuống trước những cặp mắt ganh tị của mấy đứa em. Bà ngoại và các dì làm bánh mứt củ kiệu; Lại ngồi chồm hổm coi, hít hà, quẹt mút và chờ vét nồi, ăn bánh khét. Đứa em kế lì quá nên không cho coi đổ bánh sợ bánh lì.
Tết thật sự đến vào ngày 23 tháng chạp. Hội xuân ở trường là một dấu ấn không thể phai mờ trong tâm khảm bao lứa học trò. Những ngày tiếp theo là một chuỗi thần tiên. Nghỉ học và chơi đùa thỏa thích. Người lớn vui vẻ hẳn ra, chẳng thấy la rầy.
Năm nào cũng vậy , 27 theo dì cậu qua rẫy chặt lá chuối chuẩn bị gói bánh. Chỉ có ở rẫy mới chịu nổi bọn quỉ này. Những tàu lá chuối mát lạnh trải làm nhà, rọc sống làm kiếm hoặc chẻ làm ba quơ mạnh kêu tạch tạch làm súng, lá xé te tua cột quanh cổ, lưng làm quần áo rồi chia phe đánh trận giả la hét khản tiếng. Đã quá nên những ngày sau bớt quậy. Chiều về bọn tôi có nhiệm vụ lau lá, nghe bà ngoại vừa đãi đậu vừa kể chuyện. Im thin thít vì ông ngoại ngồi chẻ lạt gần đó. Ngày sau gói bánh, đứa nào cũng xăng xái mót lá bắt chước gói những cái bánh nhỏ hình thức giống y nhưng nội dung nếp đậu thịt lộn xà ngầu. Với chúng tôi những cái bánh này ngon nhất, không đứa nào nỡ ăn. Năm nào cũng gói vài cái bánh không nhân cúng má tôi, má thích. Đêm cả nhà thức canh nồi bánh tét. Ông cậu đem bộ bầu cua ra chơi la hét ỏm tỏi nhưng hễ bà ngoại kêu có đứa nào sai cái coi thì ai cũng im re. Đến lúc buồn ngủ lơ mơ thấy ông ngoại ngồi bên bếp lửa giống hệt ông tiên.
29 dọn dẹp lau chùi trong ngoài sạch sẽ. Ngôi nhà như lột xác sáng ngời khiến chúng tôi đàng hoàng hẳn ra. Trưa 30 cúng tất niên. Không gian thoang thoảng hương trầm ấm áp quen thuộc ngấm vào hồn người mỗi năm một sâu thẳm.
Đêm giao thừa cả nhà thức đợi. Hồi đó không có ti vi, lớn nhỏ quây quần nghe ông ngoại kể chuyên tết ở quê, chuyện ông cố ông sơ, chuyện làng xóm chuyện đánh Tây... bao nhiêu chuyện đó mà năm nào cũng mới cũng hỏi sao vậy sao kia...
Pháo nổ đì đùng rồi nổ ran. Đồng hồ gõ 12 tiếng, ông cậu út châm ngòi pháo, chúng tôi vừa vỗ tay vừa chạy nhặt những viên pháo xịt. Ông ngoại thắp nhang khấn vái trong ngoài. Trong làn khói hương thiêng liêng dường như có cả nụ cười của những người đã khuất. Tôi là đứa ăn nói có vẻ trôi chảy nên được đại diện bọn trẻ chúc tết ông bà dì cậu. Vậy mà cũng hồi hộp và hơi run, lũ em nín thở. Ông ngoại rút xấp lì xì đỏ cho lớn nhỏ mỗi người một bì với lời chúc học giỏi mau lớn. Nếu biết lớn như vầy tôi thích nhỏ hoài. Dì tôi đem quyển sổ lưu trữ nhiều năm và cây bút mới để cả nhà khai bút đầu năm. Quyển sổ ấy sau bao năm tháng truân chuyên chẳng còn giữ được. Thôi đừng buồn, mất nhiều cái còn lớn hơn.
K giữ nghiêm được lâu, chúng tôi rượt cốc vào đầu nhau, ai cốc được thì cả năm được cốc. Hồi hộp chờ bổ dưa lấy hên đầu năm. Năm nào dưa cũng đỏ, ngọt, thơm mát lịm sâu đến tận giờ.
Sáng mùng một chúng tôi xúng xính trong bộ quần áo mới dài phết đất. Bà ngoại dặn không được vào nhà ai, khách đến phải chào, không được đứng nhìn chờ lì xì, ai cho phải cảm ơn... những bài học tưởng nhỏ nhưng dễ quên. Có một năm cậu Bảy đem về cái máy chụp hình, cả nhà chụp chung mấy tấm hình, lớn nhỏ gần 20 người. Đến nay số người trong tấm hình đó đã đi xa quá nửa. Người đi lập nghiệp, lập gia đình xa, ít về, dịp tết càng hiếm. Ông bà tôi và một số khác đã về miền cực lạc, không biết họ có đếm từng ngày để về nhà ăn tết hay không dù chỉ ăn trên mâm cỗ thờ!
Ông cậu út lén lấy máy hình chụp tụi tôi đã đời, xong kéo phim ra coi, hình bay mất hết phim trắng bóc. Ông cậu út cũng không còn.
Miên man chuyện nọ xọ chuyện kia. Nghe mấy bà già lẩn thẩn kể thì chẳng bao giờ dứt. Thoắt một cái mọi thứ đã trôi tuồn tuột vào cõi xa xăm. Có lần trong giấc mơ tôi giơ tay chụp một thứ lãng đãng nào đó, hụt tay giật mình thức giấc chỉ thấy tay không!
Tết bây giờ mọi thứ đều sẵn, đều mua. Tôi phải mô tả cái bánh chưng và cái bánh tét cho thằng cháu nội vẽ cho đúng, đợi tết mua về cho nó mục sở thị.
Rảnh rỗi sinh nông nổi (ngôn ngữ thời hiện đại) nghĩ ngợi lung tung. Lớp trẻ thích đi du lịch, đi chơi với bạn bè hơn ở nhà, về quê. Giao thừa đường phố nhộn nhịp mất hẳn vẻ trầm mặc thiêng liêng. Tôi lại một mình trong cái tĩnh lặng âm thầm.
Thôi, mình già rồi, mọi thứ cũng cũ rồi. Đôi lúc mình bắt gặp mình bần thần trước những cũ kỹ, ngồi ngắm ông bà với những nụ cười không già không tắt trong những tấm hình; ngắm ông cậu út mãi mãi tuổi 18... đến tết lại nhớ lại theo thói quen sợ thiếu cái nọ cái kia... mua sắm đủ thứ. Rồi phành bụng ra ăn, trước vì nhớ sau vì tiếc!
Con cháu đến thăm chúi đầu vào máy tính thỉnh thoảng la lên: " Mày dám. Cho mày chết. Chết nè." Trước còn lạ sau biết tụi nó chơi game. Lớn hơn thì mỗi đứa trên tay một cái điện thoại, hỏi chuyện chúng chỉ ừ à mắt vẫn chăm chú chát chít phây phiếc gì đó.
Bây giờ đủ đầy đâu còn rạo rực chờ tết mới được mặc đẹp ăn ngon, được đi chơi và nhiều thứ khác. Thế là mất dần những giây phút bên nhau ăm ắp tình yêu thương dung dị mà đầm ấm.
Thời hiện đại mà. Mình phải hiện đại lên chứ. Nhưng sao khó quá, Tết ơi!...
23 tháng chạp AL, 2016
Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013
THẦN TƯỢNG
Nhân dịp Lễ Tạ Ơn (28/11/2013) , Trunghocbmt68-75 giới thiệu bài viết của Quỳnh Hoa - em gái của Hải - viết cho Anh
Tháng tới là giỗ lần
thứ ba của anh trai tôi, anh Hải, tự nhiên tôi muốn viết về Anh, một thần tượng, một
người cha thứ hai, và cũng là người thầy của tôi. Không có Anh, có lẽ tôi không
được như ngày hôm nay.
Anh bắt đầu gây ấn tượng cho tôi, đó là ngày…Anh bỏ
nhà ra đi, lúc đó tôi 7 tuổi. Tôi nhớ rõ đêm hôm đó, tự nhiên có một anh hàng
xóm chạy hớt hải vào nhà tôi báo với mẹ tôi, “Bác Lâm ơi, anh Hải trốn đi rồi,
con thấy anh ấy cầm một cái túi màu đen…”
Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013
CHÚT HOÀI NIỆM VỀ NGƯỜI BẠN ĐÃ XA
TTHA
Thế mà đã gần 40
năm, sau những trăn trở khắc khoải giờ đã thành hiện thực, để mình có được
những dòng chữ này. Nhưng trước tiên hãy cho mình được chân thành cám ơn bạn Đỗ Tự Nam và các bạn : Kim Thủy,
Bạch Yến, Bình, Thanh đã cùng mình đi thăm gia đình và viếng mộ bạn Lê Quang
Lễ, một người bạn rất thân thương và đáng nhớ
của chúng ta, thời còn cắp sách
dưới mái trường Tổng Hợp Ban Mê.
Sở dĩ mình viết
những trăn trở của mình là vì đã bao lần mình viết về bạn Lễ, cũng có những lúc
buồn, nhớ lại những kỷ niệm thời đi học, nhớ đến cô bạn thân . Mình chỉ biết cầm
bút viết thương tiếc bạn, viết xong rồi mình lại đốt đi, cứ thế bao lần không
biết tâm sự cùng ai.. Để rồi hôm nay bọn mình đã có trang mạng dành riêng cho
Trung Học Tổng Hợp 68-75. Các bạn đều yêu cầu mình viết về Quang Lễ, vì biết
hai đứa thân nhau , xin cám ơn các bạn đã “ giao phó “.
Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013
MÂY VỀ PHỐ NÚI
C. T. V
Những bông hoa đỏ cuối cùng cũng rơi rụng, trả lại màu xanh mơn mởn cho cành phượng vĩ. Mùa hè đã đi qua gần hết, cô bé học trò áo trắng váy xanh tung tăng trở lại trường sau kỳ nghỉ. Một niên học mới sắp bắt đầu, nhưng mùa mưa cao nguyên vẫn còn dài lắm. Những sáng ngày sướt mướt, mây mù giăng giăng, những buổi chiều lê thê mưa bay bay trắng cả bầu trời, hiếm hoi lắm mới có một ngày nắng đẹp. Nhớ đám học trò cũ, từ thành phố Sài Gòn, Thầy chở lên Ban Mê cả một cụm mây trắng bâng khuâng bằng xe đò.
Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013
LÁ THƯ THÁNG BẢY
T.A.B.Y
B.X thân mến.
Đã lâu rồi bạn chưa về thăm quê nhà. Nơi đây từng hàng cây, từng góc phố và những con đường từng in dấu chân của bạn giờ có nhiều thay đổi theo thời gian, chỉ có tình bạn chúng mình sẽ chẳng bao giờ thay đổi dù cho - nghìn trùng xa cách –
Bao nhiêu năm trôi qua, có biết bao nhiêu kỷ niệm khó mà kể hết một lần. Bọn con gái vốn hay nhiều chuyện, như thầy Quốc Hùng đã nói “ hàng ngày đi với nhau nói chuyện, vào lớp cũng nói chuyện, ra chơi cũng nói chuyện , không biết chuyện ở đâu mà nói hoài không hết…"
Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013
Vết trường xưa
Viết, sợ rồi sẽ quên...( CTV)
Dấu tích hoang tàn của trường Tiểu họcCộng đồng Hưng Đạo. Cổng trường dời vào trong, sát Văn phòng. |
Trường Hưng Đạo (tên
đầy đủ là Trường Tiểu học Cộng đồng Hưng Đạo) là trường cấp I công
lập đầu tiên của khu Trần Hưng Đạo (dân ở đây thường gọi là khu
Ba-toa, do có 1 lò mổ heo ở giữa chợ - Chợ Ba toa). Còn Trường Công
lập cấp I thứ nhì (Trường “Ấp chiến lược”) nằm ở khu “Trại Tàu”
phía Đền Ông Cảo đi lên đồi khoảng 500 mét. Trường “tư thục” thì có
trường “Ông Giáo Thặng”, ”Ông Giáo Vàng” nổi tiếng.
Có một nhà bảo tàng trong tôi
YBinh Mlo
Tôi vừa đọc xong bài mới của Lê Khuyên về những
ngôi trường xưa ở Ban mê. Bạn đã làm thức dậy bao kỷ niệm êm đềm lâu nay ngủ
yên trong ký ức. Nói về ngôi trường cấp 1 thường chúng mình chẳng nhớ được bao
nhiêu vì lúc ấy còn nhỏ quá tuy nhiên cũng có vài điểm nhấn mà mỗi người sẽ giữ
cho riêng mình nỗi nhớ thương không thể nào quên.
Mình học ở trường Nguyễn Công Trứ 3 năm đầu cấp 1. Ở
đây, buổi sáng dành cho học sinh nam, buổi chiều là học sinh nữ, nhưng lúc đó
tên trường là “Trường Nữ Tiểu học I”. Bây
giờ, nhiều khi đi qua đây, mình như nhìn thấy lại hình ảnh giờ tan trường ngày
ấy: hai hàng học sinh đứng hai đầu đường, ra hiệu cho các loại xe đang lưu
thông phải tạm dừng, ưu tiên cho học sinh, tất cả các xe cộ đều nhường bước...
Một nét văn hoá dễ thương.
Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013
THÁNG SÁU TRỜI MƯA
Mùa mưa ở Ban Mê |
Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013
NHỮNG NGÔI TRƯỜNG XƯA ở BAN MÊ
Lê Khuyên
Ngày mình còn nhỏ, công việc của ba mình khiến ông phải thường xuyên di chuyển nhiều nơi. Nha Trang, Pleiku, Kontum, Sài Gòn và Ban Mê Thuột, đi đâu ông cũng kéo theo cả bầu đoàn thê tử.Việc học của chị em mình cũng vất vả lắm mới theo kịp các bạn, năm lớp nhì mình học đến ba trường. Đến năm 1968, từ lớp nhất (*) trường Vinh Sơn mình đậu vào đệ thất trường công. Thấy con đã vào Trung học, hơn nữa quân số chị em mình lúc đó đông quá đến bảy đứa. Ông đành để gia đình ở lại Ban Mê Thuột, một mình đến nơi làm việc.
Ngày mình còn nhỏ, công việc của ba mình khiến ông phải thường xuyên di chuyển nhiều nơi. Nha Trang, Pleiku, Kontum, Sài Gòn và Ban Mê Thuột, đi đâu ông cũng kéo theo cả bầu đoàn thê tử.Việc học của chị em mình cũng vất vả lắm mới theo kịp các bạn, năm lớp nhì mình học đến ba trường. Đến năm 1968, từ lớp nhất (*) trường Vinh Sơn mình đậu vào đệ thất trường công. Thấy con đã vào Trung học, hơn nữa quân số chị em mình lúc đó đông quá đến bảy đứa. Ông đành để gia đình ở lại Ban Mê Thuột, một mình đến nơi làm việc.
Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013
THÁNG NĂM NHỚ
THANH PHẠM
Ảnh BMT xưa |
Tháng năm lại về, tháng báo hiệu mùa hè đến, đâu đây tiếng ve sầu vang lên
những khúc nhạc buồn xen lẫn một chút rộn rã mà sao da diết, những cành
phượng vĩ bắt đầu nhuộm đỏ....Tháng của tuổi học trò thi cử bộn bề và
sắp rời xa mái trường thân yêu. Tháng đón nhận cơn mưa bất chợt vào buổi
tối mang theo hơi mát đến cho mọi người, cây cối bắt đầu đơm bông kết
trái, tháng nông dân bắt đầu vụ mùa.
Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013
THÁC NHÀ ĐÈN, NGÀY TRỞ LẠI
Y. B .T
Dẫu không đi đâu hết, vẫn ở Ban Mê Thuột từ bấy đến giờ nhưng cũng 40 năm tụi mình mới quay trở lại nơi đây. Nội cái việc hẹn nhau đi cũng lần lữa ngày qua ngày.Vậy mới biết, người ta xa nhau không phải vì khoảng cách địa lý mà vì lòng người thiếu nhiệt tâm. Trước khi đi mình đã cố nhớ lại Thác Nhà Đèn ngày xưa trong ký ức của mình, để so sánh với cảnh bây
giờ. Lần cuối tụi mình đi Thác là năm học lớp 11 (niên khóa 73-74 ).
Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013
Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013
TRẢI LÒNG
TÊ TÊ HÁT A
Ừ mình đây, Anh đây thưa tất cả các bạn bè
rất là quý mến. Thật bỡ ngỡ sửng sốt khi
bỗng dưng mình có mặt trên trang báo mạng của Trung Học Tổng Hợp 68-75, với một
bài viết mang chút gì đó bí mật, khiến nhiều bạn phải nhíu mày, bóp trán, suy
nghĩ…bó tay. Xin cảm ơn các bạn với những lời chúc chân tình, mình thật sự cảm
động. Thôi thì hãy cho mình vài phút trải lòng, tâm tình đôi điều với các bạn về những ngày
đầu bước vào trường Tổng Hợp.
Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013
Happy Birthday
" Sinh Nhật Tháng Tư " là 1 bài viết
tuy ngắn nhưng nó đã làm tôi tiêu tốn không ít thời gian để đọc. Đọc tới, đọc
lui năm bảy lượt mà vẫn chưa có thể giải mã được hết những điều bí ẩn mà nó chứa
đựng. Suốt ngày tôi cứ lẩn quẩn bởi những câu hỏi: Sinh nhật gì mà không có
ngày, chỉ cho biết là tháng Tư; chắc chắn là của một người bạn cùng khoá rồi,
nhưng ai vậy???(*) và ai là tác giả bài viết này??? Còn bảo là các bạn đoán nhé, một
loại bài viết làm cho người đọc phải nhức đầu. Thôi thì hãy quên nó đi.
Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013
TÌM VỀ CHỐN XƯA
Hình ảnh thác Nhà đèn còn ghi đậm trong ký ức . |
Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013
SINH NHẬT THÁNG TƯ
Mùa hoa gạo |
Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012
DÂNG THẦY MỘT NÉN TÂM HƯƠNG
“Cuộc đời là những mất mát cộng lại”. Một câu triết lý mà thời đi học tôi rất thích, tôi nhớ mình đã nắn nót ghi, đóng khung cẩn thận trong quyển “Tôi đọc sách”. Sau này, cứ mỗi lần mất mát, đau thương, câu nói ấy lại xuất hiện trong tâm trí tôi như một lời an ủi. Nhiều lần , tôi cố nhớ người đã đem câu nói ấy đến cho tôi, in vào tiềm thức của tôi, nhưng không sao nhớ nổi. Ký ức mù mờ chỉ mách bảo đó là một người thầy còn rất trẻ, tôi đã ghép lần lượt với nhiều giáo viên nam, trẻ từng dạy tôi nhưng đều không phải.
Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012
KỶ NIỆM
Tặng các thầy cô Trường TH Tổng Hợp BMT nhân ngày Nhớ ơn Thầy
Ngày còn bé tôi đã đọc ở đâu đó một câu viết như thế này : Kỷ niệm thời tuổi trẻ là cái gối êm ả cho chúng ta khi về già. Thấy hay hay nên tôi ghi nhớ nhưng không hiểu lắm. Đến khi mái tóc đen đã nhuốm bạc, nhiều đêm gối đầu lên kỷ niệm, thả hồn trôi về quá khứ rồi ngủ một giấc thật êm đềm. Đơn giản như vậy thôi, tôi cũng cảm thấy mình hạnh phúc. Tôi hạnh phúc vì đã chung một ngôi trường kỷ niệm với các bạn, tôi hạnh phúc vì được làm học trò của các thầy cô mình. Dù ngày hôm nay tôi không phải là người thành công , nhưng từ quãng đời đó tôi đã lớn lên, làm người và biết cảm nhận cuộc sống với đầy đủ những ý nghĩa của nó.
Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012
CÂY GẠO NGÀY XƯA
Thế là, chị ơi, rụng
bông Hoa Gạo…
Ô hay! Trời không nín gió cho ngày chị sinh…
( Lời bài hát : Chị tôi)
Cây Gạo- người Ban
Mê thường gọi nó là cây Gòn. Khi hoa Gạo kết trái thì đó là trái Gòn. Hằng năm,
lúc giao mùa, khi trời sắp chuyển mưa, những trái Gòn hình dáng con thoi, khô
vỏ, nứt tách ra, tung vào gió những túm bông Gòn làm trắng cả một khoảng không gian
mênh mang.
Ở ngã tư PBC- NTP
(tên ngày trước) có hai cây Gòn không biết mọc tự thuở nào,
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)