Buổi họp đầu năm 2024 của Trunghocbmt68-75 tại BMT dự kiến vào ngày Chủ Nhật, 18 tháng Hai năm 2024, nhằm ngày mồng 9 tháng Giêng Giáp Thìn

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2009

SỰ KIỆN-THÁNG BẢY

Các hoạt động trong tháng bảy của trunghocbmt6875 .

Chuyến đi như về thăm lại Banme, thăm thầy cô và bạn bè ở khắp nơi.
Hình ảnh về các hoạt động của trunghocbmt6875 trong một chuyến về lại Banme vào cuối tháng bảy này.

Trunghocbmt6875 đã tổ chức một chuyến đi gồm có các thầy Lô, thầy Hiếu và các bạn Ng Đình Hòa, Ng Viết Kình, Lâm Dũng,Xuân Định, Anh Ca (đặc phái riêng của Thanh Thúy) về thăm lại Banme. Cũng nhân chuyến về thăm VN ở đây, còn có Thúy Liễu (Pháp) và vợ chồng Hưng (Mỹ).
Trạm dừng chân uống cà phê tại Bù Đăng
Ngay tại cửa ngõ Banme, ranh giới giữa Đắc Nông và Daklak có một công trình xưa là cầu 14 (cách Banme 14 Km), cả nhóm tham quan lại cây cầu này Cây cấu 14 băng ngang sông srépok , do công ty EFFEL thiết kế và thi công trong 3 năm, từ 1939 đến 1941 thì hoàn thành.
Cây cầu đã là nhân chứng cho biết bao sự kiện thay đổi của lịch sử phát triển của cao nguyên trung phần và đang mang bao vết thương, hư hỏng do thời gian và con người tạo ra. Ờ đây, cũng có các du khách nước ngoài tới thăm.Một hình ảnh đẹp của người Banme với du khách nước ngoài từ Scotland và England. Ảnh này do cô gái scotland-đứng cạnh L Dũng chụp dùm

Bảng thành phố Buôn Ma Thuột tạm biệt quí khách nằm ở phía Banme, như vậy có thể hiểu là cây cầu này thuộc tỉnh Đắc Nông, cũng là bất công vì cây cầu này gắn bó với lịch sử phát triển banme gần bảy chục năm nay!


Buổi tối, Anh Đào và Sinh có buổi tiệc nhỏ chiêu đãi đoàn tại KS DamSan
Vợ chồng Hưng- Hoa và Tuấn
Bạch Yến,Thúy Liễu chụp hình chung với thầy Lô và thầy Hiếu
Đức, Tiến, anh Ca và Sinh.
Có thêm Huỳnh Thị An, Ngô Thị Bình

Sáng hôm sau
Sau bữa ăn sáng tại KS, đoàn chia ra nhiều nhóm để thăm thầy cô và bạn bè (nhóm Hòa, Thúy Liễu thăm thầy Thọ.

Nhóm Kình Phong Tiến thăm Mai anh Tuấn, Lê Bá Hoàng.
Nhóm Lâm Dũng,Duy Nam thăm các bạn ở Hòa Thắng :Phạm Ngọc Nhân-Phạm Công Minh-Quách Nhưn).
Trước đó, cả nhóm trên đường về Banme cũng đã ghé thăm bạn Hứa Thị Thanh (Đồng Phú),DM Cường, Ngô XuânThu Liên) Bấm vào tên để xem

Thăm công trình chợ BMT
GĐ Tam, Hòa, Anh đào,T Liễu và thầy Hiếu
Anh Đào và Thúy liễu trên công trường, đang ghép coffa chuẩn bị cho tấm thứ tư

Anh Ca, T Liễu, Anh Đào và thầy Hiếu.


Thăm thầy cô Thọ

Thầy cô Thọ tại nhà
Tấm ảnh này được chọn là tấm ảnh đẹp trong tháng

Cả nhóm chụp hình với thầy cô trước cửa nhà
Một chút bông hoa tươi mát trong vườn.
Cả nhóm ăn trưa
Tại KS, nơi các bạn tạm chia tay, Hưng về Nha Trang, cả nhóm và T Liễu về lại Saigon. Hẹn gặp lại tất cả tại Sg.


Tại Saigon

Thanh Thúy chiêu đãi tại nhà nhân có Huỳnh Ngọc Diệp về SgNhóm bạn Saigon chiêu đãi bạn Hưng &Hoa và Thúy Liễu
Sinh, Toàn, Kim Ngọc Thúy Liễu và con gái
Thầy Lô và mẹ con gái Thúy Liễu

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2009

Kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường TH BANME THUỘT

KỶ YẾU-KỶ NIỆM 55 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG

Kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường TRUNG HỌC BANMÊTHUỘT, Trunghoc6875 mong muốn làm một tập kỷ yếu.

LÀM KHÔNG ? AI LÀM ? LÀM NHƯ THẾ NÀO ?

LÀM SAO ĐỂ LÀM ĐƯỢC ?

Trang bìa trước (bản nháp)

Trang bìa sau (bản nháp)

Trunghocbmt6875 Mời quí thầy cô và kêu gọi các bạn ở khắp nơi đóng góp BÀI VỞ cho Cuốn kỷ yếu này.

Trunghocbmt68-75 hoan nghênh các nhà tài trợ cho chương trình này

trunghocbmt68-75 nói...
Ủng hộ !00% nghe,khi nào đóng góp "ngân quỹ" thì thông báo nghen, "bà nội" cũng ráng nộp một bài cho ông "Tổng biên tập "vui........
Ng Minh Tiến

23:30 Ngày 20 tháng 7 năm 2009
trunghocbmt68-75 nói...
Thầy Võ Ngọc Lô tặng 1000.000Vnd cho "Kỷ yếu trunghocbmt6875"

16:55 Ngày 26 tháng 7 năm 2009
Toi tang Ky yeu mot trieu dong VN
C B

Có làm không?

-Nên làm.

Ai làm?

-Chúng ta cùng làm.

Làm như thế nào?

-Mọi người cùng hưởng ứng, nội dung: chỉ viết về những tình cảm thầy trò

trung hoc Banmethuot, bạn bè của ngày xưa, cập nhật mới nhất hình ảnh

của bạn bè sau 35 năm, cũng như những thông tin và hoàn cảnh sống của

bạn nhằm giúp đỡ nhau

Làm sao làm được?

- Kỷ yếu sẽ xuất bản 250 bản vào đầu năm 2010, do nhà sách Thanh Thúy in

(100 trang in màu chủ yếu là hình ảnh)

Kinh phí dự trù khoảng 30 triệu VNd, nguồn này lấy từ sự đóng góp của các bạn

và các nhà tài trợ.

BBT Kỷ yếu xin các bạn liên hệ với các bạn:

Nguyễn Đình Hòa, nguyen.d.hoa@gmail.com

Nguyễn Viết Kình, vietkinh@yahoo.com

Tạ Đông Phong, duyendeongoc@yahoo.com

Nguyễn Duy Nam, aduynam@yahoo.com.vn

Bạch Trầm , bachtramn@yahoo.com.vn

Thanh Thúy nhasachthanhthuy@vnn.vn

Bài vở gửi về :Lâm Dũng, lamdu_oanh@yahoo.com

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2009

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2009

THĂM BẠN--THANH THÚY

Chủ nhật, 12-7 trunghocbmt68-75 tổ chức một chuyến dã ngoại thăm bạn Thanh Thúy và anh Ca tại xã Suối Trầu, Long Thành, Đồng Nai.Trên đường tới nông trại của bạn đi qua một rừng cao su xanh ngát, làm dịu mát bao tấm lòng

Thầy trò ngồi nghỉ trong vườn chuối
Tình cờ có bạn Phạm Bá An (BMT) ghé thăm Hòa , An liền ...bỏ vợ, tháp tùng theo nhóm và trở thành khách đặc biệt

An, Đạt và Thuyền. (An hiện làm ở CTY cấp thoát nước BMT, với nhiệm vụ , cứ mỗi sáng uống 1 ly nước mà thấy không đau bụng là...OK ! nhìn tướng tá là biết liền?)

Cả nhóm thăm quan vườn điều

(Từ khi lấy được vợ cho con, Đạt cảm thấy vui hơn !)

Thăm trại nuôi heo rừng


Bữa cơm thân mật
Thúy nhắm cả nhóm không thể ăn hết một con heo rừng (Thúy nuôi khoảng 30 con, mới nuôi thấy...thương!)
nên ra chợ Sg mua vài kí xào với hoa thiên lý cho có vẻ...cây con ngoài chợ!

Ngồi cạnh Tuyết Mai là con trai út của Hòa-Mai

Cạnh anh Ca là bạn học của thầy Lô, sau 50 năm gặp lại.


Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2009

CÁO PHÓ


TRUNGHOCBMT68-75 vừa được tin mẹ của bạn Phạm Hoàng Tuấn là cụ bà :


HOÀNG THỊ LÀ từ trần ngày 09-07-2009 tại Mỹ, hưởng thọ 82 tuổi.

TRUNGHOCBMT68-75 XIN THÀNH THẬT CHIA BUỒN VỚI GIA ĐÌNH bạn TUẤN và cầu chúc hương hồn cụ bà sớm siêu thoát.

Được tin cụ bà Hoàng Thị Là, thân mẫu của Phạm Hoàng Tuấn CHS THBMT, vừa thất lộc tại Mỹ, thọ 82 tuổi, Thày Phúc và một số CHS THBMT tại Seattle, thành thật chia buồn cùng Tuấn và tang quyến. Nguyện cầu Hương Hồn cụ sớm Tiêu Diêu Nơi Miền Cực Lạc.
THƯ CÁM ƠN

Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm tạ quí thầy cô và các bạn cựu học sinh BMT đã chia buồn cùng gia đình về cụ bà Hoàng Thị Là, là mẹ và bà của chúng tôi đã mất.

Tang lễ của bà đã được tiến hành tại Mỹ và đã hoàn tất trong niềm đau vô hạn.

Lễ phát tang cũng đã được tiến hành tại VN.

Trong lúc tang gia bối rối, có gì sơ sót xin quí thầy và các bạn niệm tình bỏ qua cho.

Thay mặt gia đình: Phạm Hoàng Tuấn

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2009

KỶ NIỆM 55 NĂM




Vài nét về trường Trung học BMT
TRUNG HỌC BAN MÊ THUỘT là trường trung học đầu tiên dạy bằng Việt ngữ tại tỉnh Daklak, được thành lập năm 1955, được đặt tên là NGUYỄN TRƯỜNG TỘ, dưới sư điều hành của vị Hiệu Trưởng Đỗ Trọng Thạc. Nguyễn Trường Tộ lúc đầu chỉ có duy nhất một lớp đệ thất ,gồm khỏang 40 học sinh được tuyển vào từ trường Tiểu Học Nguyễn Công Trứ. Vì là lớp đầu tiên trong lúc cơ sở trường ốc cũng chưa có nên thầy Hiệu Trưởng Đỗ Trọng Thạc đã phải kiêm nhiệm mọi chức vụ từ tuỳ phái đến thư ký lẫn giáo sư (dạy đủ mọi môn) cùng với đám học trò khoảng 40 người . Vì không có trường sở nên nhà trường phải mượn đỡ một phòng trong khuôn viên của trường Nguyễn Du làm lớp học. Qua năm 1956 , trường có thêm một lớp nữa nên lại được mượn thêm của Nguyễn Du một phòng là hai cho hai lớp đệ thất và đệ lục học cạnh nhau.

Học được vài tháng thì vì trường Nguyễn Du cần phòng nên hai lớp của Nguyễn Trường Tộ phải dời lên một căn nhà sàn hai phòng cũng trong khuôn viên của Nguyễn Du nhưng rất bất tiện vì cầu thang lên xuống khó khăn, nhà sàn nứa đi lại nhún nhẩy cho nên sau đó Nguyễn Trường Tộ lại dời đến học đỡ tại trường Sư Phạm Cao Nguyên, (gần và đối diện với Phi Trường L19) Trường SPCN lúc đó mới xây xong được mấy phòng. và chưa có học sinh. Nguyễn Trường Tộ đóng đô ở đây một thời gian khá lâu. Khi bắt đầu có lớp đệ tứ (1958) thì Nguyễn Trường Tộ lại dời đến khách sạn Nicolas, một khách sạn khá lớn nằm gần Ty Ngân Khố và Biệt Điện Bảo Đại trên đường Thống Nhất (nay Lê Duẩn). Khoảng thời gian này vì một tranh chấp nào đó trong các cánh giáo sư, kết quả là thầy Hiệu Trưởng Đỗ Trọng Thạc phải đổi về Biên Hòa, nhường chỗ cho thầy Phạm Văn Đồng mới đế nhậm chức. Sau khi nhậm chức (1958) thầy hiệu trưởng Phạm Văn Đồng đã dốc nỗ lực vào việc xây cất trường ốc (ở vị trí mà trường hiện tọa lạc).


Đầu niên học 1959-1960 thì Nguyễn Trường Tộ đổi tên là Trung Học Ban Mê Thuột, do sự kết hợp chung lại với Trường Trung Học Y Jut ( một trường trung học bằng tiếng Pháp mà đa số học sinh là người bản sứ (Rhadé). Trung học Y Jut lúc đó Hiệu Trưởng là thầy Đỗ Đức Riệu. Tiền thân của Y Jut là Trung Học Sabatier được xây dưng từ năm 1946, đến năm 1955 mới đổi là Y Jut. Sự kết hợp của Nguyễn Trường Tộ và Y Jut là do kế hoạch của Bộ Giáo Dục để đi tới thống nhất Chương Trình dạy Việt Ngữ trên toàn lãnh thổ miền Nam. Sau bao nhiêu cố gắng xây dựng cho trường ốc càng ngày càng mở lớn, khang trang và tiện nghi hơn

Năm 1962 thầy Hiệu Trưởng Phạm Văn Đồng rời nhiệm sở về Saigon Thầy Nguyễn Khoa Phước nhận trách nhiệm thay thế.Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Khoa Phước (1962-1964) đi thì thầy Nguyễn Khoa Tuấn lên thay. Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Khoa Tuấn có lẽ là người giữ cương vị hiệu trưởng ở THBMT lâu nhất (1964-1969) và có lẽ cũng là người khổ công không kém các vị Hiệu Trưởng tiền nhiệm vì trong giai đoạn thầy lãnh đạo, THBMT đã có một sự thay đổi lớn đó là đã từ một trường trung học bình thường tiến tới kiện toàn mọi khía cạnh, chỉnh trang mọi phòng ốc, tiện nghi để trở thành một trong mười ngôi TRƯỜNG TRUNG HỌC TỔNG HỢP trong toàn quốc. Năm 1968 TRUNG HỌC BAN MÊ THUỘT đổi thành TRƯỜNG TỔNG HỢP BAN MÊ THUỘT.với chức năng đào tạo học sinh không những chỉ về học vấn mà còn về cả phương diện chuyên khoa, đem đến một căn bản nghề nghiệp khá vững chắc cho các học sinh khi rời ghế nhà trường.

Năm 1969 thay thế thầy Nguyễn Khoa Phước là thầy Nguyễn Phước Quang.( 1969-1971). Đương nhiên trong lúc trường mơi thay đổi chức năng hoạt động những khó khăn chắc hẳn đã không ít để đi tới kiện tòan. Khi thầy Quang rời đi thì thầy Lê Văn Tùng đã lên thay thế. Thầy Lê Văn Tùng ( 1972-1975) nối tiếp các vị tiền nhiệm đã tiếp tục cải thiện mọi sinh hoạt để TRUNG HỌC TỔNG HỢP từ vị trí không có cả đến nơi chốn toạ lạc trở thành một ngôi trường rộng lớn đầy đủ tiện nghi với thư viện, phòng thí nghiệm, phòng sinh hoạt văn nghệ và rất nhiều các lớp huấn nghệ như Canh Nông, Kế Toán, Đánh máy, Kỹ nghệ Hoạ, Mỹ Thuật Họa...và việc đáng biểu dương nhất là năm 1974 đã phát hành được một tập Kỷ Yếu để ngày nay mọi người chúng ta khi đọc được đều thấy dạ nao nao.

Trường đang trong đà phát triển thì vận nước thay đổi, rồi nhiều người đã rời xa mái trường thân yêu. Dấu vết thời gian đã xóa nhòa đi nhiều thư nhưng trong tâm tưởng chúng ta chắc chắn ngôi trường, thầy cô và bè bạn ngày xưa lúc nào cũng vằng vặc trăng rằm.

Ảnh trích trong kỷ yếu 1974 (bấm vào hình để xem)
Từ năm 1975 - nay: trường mang tên là PTTH Buôn Ma Thuột.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Trường PTTH Buôn Ma Thuột vẫn để lại trong tâm trí bao thế hệ học sinh một cảm giác man mác nhớ về những kỷ niệm xa xôi của một thời trẻ con muộn và người lớn sớm.
Ảnh cô Mỹ đứng trước cổng trường, chụp năm 2002
( Tổng hợp từ tư liệu trong và ngoài nước - phản ánh quan điểm của tác giả)
trunghocbmt68-75 biên tập hình ảnh