Buổi họp đầu năm 2024 của Trunghocbmt68-75 tại BMT dự kiến vào ngày Chủ Nhật, 18 tháng Hai năm 2024, nhằm ngày mồng 9 tháng Giêng Giáp Thìn

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2010

Thơ Xuân Định


Thơ Lê  Xuân Định ---Trần Châu
(Nhà thơ Xuân Định tên thật là Nguyễn Xuân Định, thường ký tên... Lê Xuân Định hic ! tốn 2 thùng Ken)
Có lẽ nhận xét chung của bất cứ ai khi có dịp tiếp xúc với Định lần đầu. " Ít nói ". Thay cho lời nói là nụ cười nhẹ nhàng đầy thân thiện, dễ mến và thẳm sâu trong nụ cười ấy cũng chất chứa không ít những nỗi niềm dù đã là quá khứ mà mãi cho đến hôm nay tuy đã có chút lắng đọng nhưng vẫn làm cho người trong cuộc chưa hết những thao thức suy tư. Định và tôi, không lạ ( thấy làm thơ hay, bắt quàng làm bạn ). Thời tiểu học 67-68 chúng tôi ở cùng xóm, góc Tôn Thất Thuyết và Quang Trung của thị xã Banmêthuôt, Định ở khu hớt tóc Hải Sơn và Tứ Hải còn tôi ở khu tiệm may Song Lam, Tân Tiến cách nhau vài chục bước chân con nít, học cùng trường tiểu học Nguyễn Công Trứ, ở đó có cây đa cao to, tán rộng, ở đó có thầy Giảng người đã góp phần làm cho bài hát " Đèo cao, dzô ta...trở thành một bi hùng ca bất tử, có ai trong chúng ta cho đến hôm nay dám nói rằng đã quên bài hát ấy??? Chúng tôi có cùng sở thích : trốn bác Phao để mua chui Si rô đá nhận, bên ngoài hàng rào của trường, bác thường canh me để bắt, vì ghét nên chúng tôi thường hát chọc bác: " Bác Phao Lồ con c...chồ dồ." Chúng tôi thích ăn món gỏi gan bò khô đu đủ ( xắp xắp ) của chú người Tàu bán trước cổng trường mà cho tới bây giờ khi nghĩ về món tương ớt của nó tôi vẫn còn cảm thấy cay muốn điếc con ráy, chúng tôi rất thích món đậu xanh bánh lọt hoặc sương sâm , sương xáo của cô Tư Bánh Lọt ở đầu đường và chúng tôi có cùng chung một niềm kiêu hãnh trong những buồi tan trường với đồng phục nghiêm trang trong đội hình đứng ở ngã tư , chặn xe cộ qua lại để các bạn học sinh khác ra về trong trật tự an toàn. Lên cấp 2 Định về Sàigòn, từ đó bạn bè mất dấu. Khoảng 198...mấy không còn nhớ, vô tình tôi và Nguyễn Ngọc Hà gặp lại Định tại chợ trời Ra dô, Cát sét Nguyễn Tri Phương ( ? ) Mừng vui ngồi uống với nhau ly cà phê sửa đá vỉa hè để cùng ôn lại một chút xa xưa. Đó là tất cả những gì tôi còn nhớ về Lê Xuân Định. Nhớ để mến, để thương.
Cho đến hôm nay khi được đọc những bài thơ tuyệt vời của bạn, tôi mới vỡ lẽ ra rằng:
Định ít nói, không có nghĩa là Định không có điều gì để nói. Ngược lại Thơ của Định thường là ngắn nhưng chất chứa đầy những nỗi niềm, những thao thức, những trăn trở trong từng câu chữ. Thơ của Định biểu lộ một hiện tại buồn say, cô đơn.
Đêm trường càng uống càng say
Càng miên man nhớ, càng say càng buồn
Đường về sương lạnh, áo buông
Sầu không gửi được, say buồn mà chi!
Em ở đâu rồi, em ở đâu?
Cô liêu, tịch mịch một tôi sầu
Có lẽ trong quá khứ chưa nói được điều muốn nói tới ai đó ? Hoặc chưa kịp nói thì đường đời đôi ngã, không may con đường họ đi, cùng dẫn đến vô cực nhưng...khác dấu; và tận cùng của những buồn thương ấy là những nuối tiếc ray rức.
Sao Không Nói
Nhà em ở phố đông người qua
Hờ hững làm sao để nhạt nhoà...
...Ngày xưa gót ngọc ai theo nhỉ
Chắc hẳn chàng ta cũng ít lời...
trong những bài thơ tưởng chừng như ngắn ngủi ấy nó chứa dư đủ chất liệu đề có thể viết nên một thiên tình sử đau thương nhất của....niên khoá 68-75.
Lặng lẽ đôi hồn tiễn đưa nhau
Vào nơi sâu thẳm của thương đau
Tóc xanh em nhuốm màu sương gió
Mệt lả hồn gần gọi mưa mau.
Những vết cắt từ chuyện tình đau thương ấy sẽ vẫn còn rướm máu mãi với thời gian cũng giống như ánh mặt trời kia đã từ muôn ngàn thiên thu trước vẫn đang hừng hực cháy và cháy mãi đến muôn vạn kiếp sau.
Banmê còn thắm hoa màu nhớ
Xin đợi chờ nhau, một kiếp sau
Đọc thơ Lê Xuân Định, tôi cầu mong rằng người buồn say, cô đơn trong thơ ấy không phải là bạn mà đó chỉ là một sự giả định, một nhân vật đã được hư cấu; nếu không thì: Làm sao chịu cho thấu Định ơi ??? .
Hoa trắng khô gầy, xương cánh rã
Hương phai tàn gởi mộng chiều thu
Thật là không công bằng nếu một người dễ mến như bạn mà bấy lâu nay phải gánh chịu những ngần ấy đau thương. Cuối cùng nếu những vần thơ ấy chính là một phần của hơi thở, là một phẩn thực của chính đời sống bạn thì mình sẽ chúc rằng: Cùng với những niềm đau ấy hãy tận hưởng và vui vẻ lên bạn ơi, vì rằng đau thương đôi khi cũng là một cái thú mà con người đã từng đặt tên cho nó là : " Thú đau thương ".
Đọc Thơ bạn ( 10/03/2010 )
Trần Châu



Chúc mừng quán thơ có thêm khách, xin giới thiệu thơ Xuân Định với nỗi buồn say day dứt của kẻ cô đơn.











Thứ Ba, 29 tháng 12, 2009

Xem thêm



xem hình đám cưới con gái thầy Võ Ngọc Lô
Tại đây





Xem thêm hình ảnh của bạn Nguyễn Ngọc Hải ở VN
Tại đây

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009

TIN VUI


Trunghocbmt6875 nhận được tin Nguyễn Tấn Hồng sẽ tổ chức đám cưới cho con trai Nguyễn Tấn Phong vào ngày 04-01-2010 tại BMT.
Xin chúc mừng vợ chồng bạn và chúc hai cháu hạnh phúc.

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2009

CHÚC MỪNG NĂM MỚi

Nhân dịp Giáng Sinh và Năm Mới 2010 sắp đến, kính chúc Quý Thầy cô, Quý Niên Trưởng và các Bạn cựu Học Sinh TH BMT cùng gia đình và quý thân hữu:
  • Một Mùa Giáng Sinh an bình và tràn đầy niềm vui xum họp gia đình.
  • Một Năm Mới 2010 sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc chan hòa.

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

MỘT CHUYẾN ĐI, VỀ

Nguyễn Ngọc Hải được các bạn đón tại Phi trường TSN trong một chuyến về thăm quê VN, BMT... xem tiếp

TIN VUI

Thầy Võ Ngọc Lô và cô Trương Thị Kim Trâm sẽ tổ chức đám cưới cho cô gái út Võ Thị Ngọc An và chàng rể Nguyễn Đình Đạt tại Saigon vào ngày 30-12-2009.
Trunghocbmt6875 xin chúc mừng thầy cô và chúc hai em Đạt+An hạnh phúc.
Một số hình ảnh trong ngày cưới con gái thầy Võ Ngọc Lô






Cô Minh Hưng, thầy Bùi Thế Vĩnh và thầy Võ Quí Sĩ




Cô Phạm Thị Mười, chụp hình với vợ chồng Thanh Thúy + anh Ca

Bạn Đặng Thị Thuyết (gặp lại sạu 35 năm) và Như Ngọc

không ngờ bà sui gia với thầy VN Lô là Lê T Xuân Hòa, học trò cũ lớp Võ Thuyền.
Xuân Hòa và các bạn

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2009

Thơ Đặng Thị Quế Phượng


Khoảng năm 2003 từ vợ chồng Dũng Nga (Trần thị Bích Nga-Thanh Việt) chúng tôi có nhận được Tuyển Tập Thơ Đặng thị Quế Phượng gửi cho bạn hữu từ Bỉ quốc. Có lẽ trong chúng ta chưa ai có thể quên được Quế Phượng...(xem tiếp)

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009

THẦY LÊ THANH NHÀN

Thầy Lê Thanh Nhàn về quê ăn tết và tham dự họp mặt đầu năm 2010 cùng với các cựu HS trung học BMT nk68-75
Trunghocbmt6875 xin chúc thầy cô mạnh khỏe, vui vẻ và may mắn.

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

Ảnh các bạn (mới nhất)







171 bạn

đang sưu tầm thêm
Bấm vào (-) để xem chậm, (+) xem nhanh, ([[) để dừng hình

Để kiếm ảnh nhanh, sắp xếp theo tên,bấm vào đây.

và để save lại hình của mình bấm vào hình, chọn view full size rồi save vào máy tính

Bạn nào chưa có ảnh xin gửi về: lamdu_oanh@yahoo.com




Trang ảnh này chủ yếu sưu tầm hình trên trang trunghocbmt do Nguyễn Ngọc Hải quản lý và các hình sưu tập gần 9 năm. Nhân đây cũng xin trân trọng cám ơn bạn Hải, người có tấm lòng tất cả vì bạn bè đã gửi thêm cho trunghocbmt6875 một notebook để sử dụng.

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2009

KỶ YẾU

Ban biên tập kỷ yếu đang tập trung cho công đoạn cuối cùng của kỷ yếu trunghocbmt6875

Tin Nhắn : Sắp có kết quả "tìm lại dấu xưa"

TIN VUI


Được tin gia đình Nguyễn Thị Ngọc Phấn sẽ tổ chức đám cưới cho con trai là Nguyễn Hoàng Chương. Trunghocbmt6875 xin chúc
mừng với bạn và chúc cho hai cháu Chương + Vân hạnh phúc (xem ở đây)



Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM, CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC BAN MÊ THUỘT XIN KÍNH CHÚC QUÍ THẦY CÔ NHIỀU SỨC KHỎE VÀ HẠNH PHÚC

20-11 Nhớ Về Thầy.
"Chỉ còn vài giờ nữa là đến ngày 20/11 rồi. Em nhớ về Thầy, người mà em luôn mến mộ cho dù em chưa từng được học 1 giờ học nào của Thầy và cũng chưa từng lần nào Thầy xưng hô với em là Thầy. Em đang ngồi nghĩ về Thầy, một khuôn mặt luôn khắc khổ, một đôi mắt và một nụ cười luôn ẩn chứa một nỗi niềm gì đó để rồi em luôn có ấn tượng về Thầy.
Ngày đầu tiên em gặp Thầy rất tình cờ trong một buổi Họp mặt của anh chị khoá 68-75 THBMT. Các anh chị đã tổ chức Tất niên tại một nhà hàng ở SG. Hôm ấy em mới từ sân bay Tân Sơn Nhất về đến Việt Nam và được một trong số các anh chị khoá 68-75 mời đến chung vui. Đang ngồi vào bàn chào hỏi các anh chị quen biết ở đó, chợt Thầy đến bắt tay em và hỏi han mọi điều. Em thật ngạc nhiên vì em không biết Thầy là ai, cũng như không biết người đang thăm hỏi mình lại là Giáo sư của trường THBMT trước năm 1975. Thầy xưng hô với em bằng mình với Thanh còn em thì cứ nghĩ Thầy thuộc lớp những anh chị của khoá 68-75 cho nên vẫn đối đáp và gọi Thầy bằng anh. Viết đến đây em thật sự thấy quá vô phép với Thầy trong cách ứng xử, mong Thầy tha thứ cho em, một học trò chưa từng học hết cấp II cũng như chưa từng được bước vào ngưỡng cửa của trường cấp III hoặc vào bất cứ lớp nào mà Thầy đã dạy qua.
Sau lần gặp Thầy ngày đó, em cũng đã rất may mắn được gặp lại Thầy tại KS Đam San cũng vào dịp các anh chị tổ chức Họp mặt thường niên khoá 68-75. Lần này thì em đã chủ động đến để Kính chào Thầy và Thầy cũng như lần trước chỉ xưng hô với em là mình hoặc anh. Sau lần đó, em có dịp trở về Việt Nam và Thầy trò mình đã có lần gặp gỡ, cùng ngồi ăn cơm và uống cafe tâm tình. Thầy như một người Anh chia sẻ cho đứa em những kinh nghiệm về cuộc sống để có thể sống tốt hơn.
Rồi ngày tháng cứ trôi đi, vì mải mê lo công việc để có thể sinh tồn trong cuộc sống bận rộn nơi xứ người nên vào một buổi sáng thứ sáu (có lẽ đang là đêm ở VN), em đang ở Công ty và đang giao việc cho mọi người làm cùng department với em thì tiếng chuông điện thoại vang lên nhiều lần. Thật sự em có nghe nhưng không tiện bắt điện thoại lúc đó vì đang phải sắp xếp công việc cho mọi người vào buổi sáng như thường lệ. Tiếng chuông điện thoại vẫn tiếp tục vang lên cho đến khi có người nhắc nhở em là tại sao không trả lời điện thoại. Đến lúc đó em mới cầm điện thoại lên để trả lời và một lần nữa em quá ngạc nhiên và thấy mình quá có lỗi với Thầy khi nghe được từ đầu dây bên kia vẫn giọng nói chậm rãi và hiền hoà:
" Mình đây,em khoẻ không?” Em vừa ngạc nhiên, vừa bối rối lại vừa xúc động, vì sau bao nhiêu năm tháng, em và Thầy gặp nhau không quá bốn lần và giữa em và Thầy cũng chưa từng có mối quan hệ nào khi Thầy dạy ở trường THBMT. Thêm nữa Thầy và em cũng chỉ gặp nhau qua những lần thật tình cờ và trước những lần được gặp Thầy thì em cũng hoàn toàn chưa biết gì về Thầy, kể cả tên của Thầy và môn học Thầy dạy ở trường.
Sau năm 75 Thầy không còn tiếp tục dạy học nữa mà chuyển sang làm công việc khác, còn em trước đó do ham chơi nhiều hơn ham học nên sau ngày Đất nước đổi thay em đã bị ảnh hưởng ít nhiều và đã bỏ học. Em đã không học được nhiều ở trường học, kể cả học môn Giáo dục công dân mà Thầy đã từng dạy và có lẽ cuộc đời của em đã và từng học nhiều hơn ở trường đời, điều này cũng ảnh hưởng đến cách ứng xử của em và em mong Thầy thứ lỗi cho em vì điều đó.
Chỉ còn ít thời gian nữa là đến ngày 20-11. Đây cũng là lần đầu tiên em viết những cảm nghĩ của em về Thầy cho dù em biết chắc Thầy chưa bao giờ lên blog của các bạn Hội khoá 76-79 và chắc Thầy cũng không ngờ được là gần 3 năm nay, em cũng chưa gặp hay gọi điện lại cho Thầy lần nào vậy mà em lại có những cảm xúc về Thầy . Có lẽ giữa Thầy và em có những điểm tương đồng và cảm thông nào đó để ngày hôm nay em lại nhớ và viết lên những lời tâm tình về Thầy.
Nhân dịp Ngày Hiến chương Nhà giáo 20-11, em xin được Tri ân các Thầy Cô đã không còn nữa và xin kính chúc tất cả các Thầy Cô,các Nhà giáo, các anh chị và các bạn đã và đang tiếp tục sự nghiệp giáo dục trong và ngoài nước sức khoẻ và hạnh phúc!
Kính chào Thầy
Em TNTBMT "

Hình ảnh lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam tại Ban mê Thuột
Thầy Nam, đại diện các cựu HS TH BMT phát biểu trong ngày lễ tôn vinh thầy cô giáo
Các bạn trunghocbmt6875 tại BMT chúc mừng sức khỏe quí thầy


Quí thầy từ trái qua :Thầy Tường, Thầy Vĩnh, Thầy Vũ, Thầy Nga.


Từ trái sang : Thầy Tường, Thầy Tiến, Thầy Vũ.
(Ảnh do Tạ Đông Phong cung cấp)

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2009

TÌM LẠI DẤU XƯA

Mai anh về lại chốn cũ, TÌM LẠI DẤU XƯA theo yêu cầu của bạn, người đi xa mấy chục năm mà hồn còn ở lại, không biết Banme bây giờ thay đổi ra sao? Nhà thờ chính tòa ở "cột đèn ba ngọn" có còn đẹp không?
Vậy chủ đề của chuyến đi trong tháng 11 này: THĂM BẠN BÈ - TÌM LẠI DẤU XƯA.

Anh sẽ mong đưa được hình ảnh mới nhất của Banme, từ tầng cao của công trình chợ BMT,

Anh sẽ xoay một vòng...từ trung tâm ngã sáu bắt đầu từ đường Hùng Vương...


Anh sẽ về suối Đốc Học với con dốc dài của những bàn chân nhỏ ngày xưa...Thung lũng phồn vinh, đông đúc đến lạ kỳ...

Banme đang chớm đông, mới qua mùa dông bão, đang mùa hái cà phê nhưng không mấy vui vì giá cà phê đang hạ, nếu không, Banme mùa này đẹp nhất đó.
Uống cà phê và hàn huyên với bạn để thư giãn và tìm lại dấu xưa qua từng câu chuyện cũng thú vị lắm phải không.
Thăm lại thầy cô để tìm lại cảm giác ngày xưa đã từng có thầy cô bên cạnh.
Mong nhiều lắm !


Các bạn ở Banme, đã mang anh về thì hãy giúp anh mang thông điệp từ quê nhà sưởi ấm những tâm hồn day dứt xa quê.

Cô ơi, chị ơi chờ em nhé!
Bạn ơi, chờ tôi nhé!

(Đang biên tập, xin gửi ảnh trước)

(Để xem từng chủ đề, xin mời bấm vào những dòng chữ có gạch dưới)

Trunghocbmt6875 xin cám ơn thầy Trần Hữu Thọ ( ủng hộ cho kỷ yếu trunghocbmt6875 (20euro), thầy Bùi Tiến (500.000$). Hai bạn Lê Xuân Linh và Trần Văn Tam mỗi bạn (5 triêu)